FORFOLIO 2023
Định vị bu lông móng theo đúng tim cốt và cao độ đã triển khai.
(Hàn cố định vững chắc cho các cụm Bu lông móng, đảm bảo không bị xoay chuyển khi đổ bê tông móng trụ)
Đặt bu lông đúng như trong bản vẽ lắp dựng.
(Kết cấu móng: Bê tông cốt thép, lớp cấu tạo nền, lớp sơn nền)
Bước 1: Kiểm tra mặt bằng định vị bu lông, bố trí đường đi xe cẩu
(Hệ khung chính bao gồm: khung kèo, hệ giằng, giằng cột, giằng mái, giằng xà gồ và bu lông liên kết móng (bu lông neo))
Bước 2: Lắp dựng khung kèo đầu tiên
(Bắt bu lông các giằng cánh và liên kết trước khi nâng dầm kèo. Khi cẩu vừa nâng dầm kèo khỏi mặt đất thì dựng lại. Kiểm tra lực xiết các bu lông liên kết, kiểm tra độ thẳng của dầm kèo. Nâng kèo vào đúng vị trí, gắn bu lông liên kết. Phải neo dầm kèo và chỉnh thẳng trước khi xiết bu lông)
Bước 3: Lắp dựng hệ khung cứng đầu tiên (chọn khung có hệ giằng)
(Thực hiện tương tự bước 2 để lắp dựng khung kèo thứ 2. Lắp toàn bộ 100% xà gồ mái cho gian đầu tiên. Lắp toàn bộ cáp hay thanh giằng tường và giằng mái. Lắp giằng cánh của hai kèo đầu tiên. Tiến hành canh chỉnh khung cứng đầu tiên. Khi các cột của gian đầu tiên đã được thẳng đứng thì xiết chặt bu lông neo, bu lông liên kết giữa cột và kèo và bu lông liên kết các thanh giằng)
Bước 4: Lắp các khung kèo tiếp theo
(Dùng cách lắp dựng khung kèo đầu tiên để lắp dựng các khung kèo tiếp theo)
Bước 5: Hoàn tất phần lắp dựng khung chính
(Lắp đặt 100% xà gồ; hoàn tất việc lắp đặt dầm, giằng và thanh chống. Kiểm tra việc chỉnh thẳng khung kèo lần cuối trước khi lợp mái)
Tấm tôn đầu tiên phải được làm cẩn thận, nó chính là tiêu điểm cho các tấm tôn lắp đặt sau này. (Hệ tôn lợp: loại tôn mái, loại tôn vách, vật liệu, xử lý bề mặt (mạ sơn màu hoặc mạ kẽm/hợp kim nhôm-kẽm-magie)
(Cần phải lấy dấu cho từng tấm tôn, việc làm trên đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ)
(Đối với các công trình có thêm phần lợp bông cách nhiệt nằm dưới tôn mái thì điều này càng phải được triển khai để đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt phẳng đều, không bị nhăn)
Công đoạn thi công lắp đặt tôn tường cho tiến hành thi công giống như lắp đặt tôn mái. Việc thi công tôn tường không phức tạp như thi công lợp tôn mái vì khẩu độ tôn tường không quá dài. (Điểm đáng chú ý khi thi công lợp tôn tường là phải kết hợp với bên Xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt nhà thép Tiền chế với xây dựng)
Bắt buộc phải cho kiểm tra lại các Bulông đã bắt, các ke hở tại các điểm nối của tôn với tôn, ke hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo sau này không bị dột và công trình được thi công chất lượng. Khâu lắp dựng cửa ra vào được thi công trong giai đoạn này. (Mái che, lối phụ, hệ thống thông giá, cầu trục,...)
Ưu điểm của nhà tiền chế:
Trọng lượng nhẹ
Độ bền cao
Dễ dàng cải tạo
Thi công nhanh chóng
Khả năng chống chịu
Tính ứng dụng linh hoạt
Nhược điểm của nhà tiền chế:
Dễ bào mòn, gỉ
Kháng lửa thấp
Thường xuyên bảo trì định kỳ
Giải pháp khắc phục:
Thi công các biện pháp chống cháy
Sử dụng các loại vật liệu xây dựng cao cấp
+ Tiêu chuẩn kết cấu thép (Thầy Phạm Văn Hội – TCXDVN 5575-2012)
+ Tiêu chuẩn móng cọc (TCVN 10304-2014)
+ Tiêu chuẩn nền (TCVN 9362-2012)
+ Tiêu chuẩn tải trọng và tác động (TCXDVN 2737-1995)
+ Tiêu chuẩn kết cấu bê tông (TCXDVN 5574-2012)
Ngoài thiết kế kỹ thuật, đơn vị nhà thép cần triển khai thiết kế sản xuất ( gồm đầy đủ hình dạng 3D, chính xác và chi tiết về từng cấu kiện, kích thước, số lượng, yêu cầu kĩ thuật), thiết kế lắp dựng ( sơ đồ bố trí từng cấu kiện, sơ đồ giai đoạn lắp dựng, lưu ý lắp dựng )
Các nguyên tắc thiết kế cơ bản theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC
Quy phạm AISC-2010 bao gồm hai phương pháp thiết kế: Thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức kháng (LRFD) và Thiết kế theo độ bền cho phép (ASD). cả hai phương pháp này thực chất là thiết kế theo trạng thái giới hạn.
Các nguyên tắc thiết kế cơ bản theo TCXDVN 5575:2012
Trạng thái giới hạn là trạng thái mà khi vượt quá thì kết cấu không còn thoả mãn các yêu cầu sử dụng hoặc dựng lắp. Các trạng thái giới hạn gồm: Trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực và Trạng thái giới hạn về sử dụng
Hệ số tin cậy theo TCXDVN
Khi tính toán kết cấu sử dụng các hệ số tin cậy như sau:
- Hệ số độ tin cậy về cường độ vật liệu ɣM , Hệ số độ tin cậy về tải trọng ɣQ , Hệ số điều kiện làm việc của kết cấu (ĐKLV) ɣC.
Về phương pháp thiết kế
TCXDVN quy định thiết kế kết cấu thép theo trạng thái giới hạn, và chia các trạng thái giới hạn ra thành hai nhóm: nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất và nhóm trạng thái giới hạn thứ hai.
Điểm rất đặc biệt của Quy định AISC so với tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam là đã phân chia ra các loại cấu kiện có tiết diện dẻo, đặc chắc, không đặc chắc và tiết diện mảnh.
Về hệ số an toàn
Tiêu chuẩn TCXDVN sử dụng hệ số độ tin cậy về tải trọng và hệ số an toàn về vật liệu. Còn Tiêu chuẩn Mỹ AISC/ASD sử dụng một hệ số an toàn chung duy nhất FS (factor of safety). Ứng suất cho phép lấy bằng ứng suất giới hạn (như giới hạn chảy Fy hoặc ứng suất giới hạn Fcr ).
Tải trọng thiết kế theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC
(1)1.4D; (2) 1,2D + 1.6L + 0,5(Lr hoặc S); (3) 1,2D + l,6(Lr hoặc S) + (L hoặc 0,8W); (4)1,2D + 1,6W + L + 0,5(Lr hoặc S); (5) 1,2D + E + L + 0,2S; (6) 0,9D + 1,6W; (7) 0,9D + E
Trong đó: D - tải trọng tĩnh; L - hoạt tải sử dụng; Lr - hoạt tải trên mái; W - tải trọng gió; E - tải trọng động đất.
L, Lr ,W, E là các tải trọng danh nghĩa, giá trị của chúng được cho trong ASCE 7 hoặc các tiêu chuẩn xây dựng địa phương.
Tải trọng thiết kế theo TCXDVN
Các tổ hợp tải trọng tính toán được biểu diễn bằng công thức sau: CBI :
ngG + npiPi và CBII : ngG + 0,9
ΣnpiPi
(1.11)
Trong đó: G - tĩnh tải; ng - hệ số vượt tải; Pi - Hoạt tải thứ i với npi - hệ số vượt tải tương ứng với hoạt tải Pi
Tải trọng gió như đã nêu ở trên có cách tính khác nhiều so với TCVN ở các hệ số khí động, hệ số địa hình, hệ số độ cao, hệ số tầm quan trọng của công trình, đặc biệt là không có cách tính về động lực.
Vật liệu thép theo Tiêu chuẩn Mỹ AISC
Quy phạm liệt kê gần 20 loại thép của tiêu chuẩn ASTM (American Sociaty for Testing and Materials) được sử dụng trong kết cấu nhà. Có thể phân các loại thép này vào 4 nhóm sau : Thép cacbon; thép hợp kim thấp cường độ cao; thép hợp kim và hợp kim thấp được nhiệt luyện; thép dùng cho cầu.
Vật liệu thép theo TCXDVN 5575:2012
Căn cứ theo công dụng, thép được chia làm 3 nhóm: Nhóm A, B,C. Dùng cường độ tiêu chuẩn = fy, Cường độ tính toán f = fy / ɣM
Cường độ tính toán của vật liệu thép theo TCXDVN 5575:2012 được xác định bằng chính giới hạn chảy của thép chia cho hệ số an toàn vật liệu. Mặt khác tiêu chuẩn Việt Nam cho phép dùng các loại thép của nước ngoài và được phép sử dụng cường độ tính toán f=fy/ɣM . Thép kết cấu theo AISC chấp nhận sử dụng đa dạng gồm 16 loại.
Hầu hết các tiêu chuẩn về vật liệu thép kết cấu các nước đều có thép cán nóng chữ I cánh rộng, tiết diện chữ H là các loại rất phổ biến trên thị trường, TCXDVN thì không có.
Kết luận:
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của Việt Nam TCXDVN 5575:2012 là tiêu chuẩn tiên tiến do được biên dịch từ tiêu chuẩn của Liên Xô, là một nước có trình độ khoa học phát triển cao trên thế giới, và đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đây là một tiêu chuẩn đầy đủ, tỉ mỉ, có tính khoa học cao. Nhưng do rất coi trọng độ cứng của tiết diện, của cấu kiện; việc tính toán hoàn toàn theo sơ đồ ban đầu, nên việc sử dụng cho thực tế xây dựng là khá phức tạp. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế của nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn tính toán khác nhau của những nước tiên tiến khác vào Việt Nam là một công việc cần thiết. Qua đó, rút ra những vấn đề mà tiêu chuẩn của ta hoặc còn thiếu, hoặc đã lạc hậu; trên cơ sở đó bổ sung cho tiêu chuẩn Việt Nam hoàn chỉnh và dễ sử dụng hơn.
Khi thiết kế một kết cấu thép cụ thể, chỉ nên dùng một hệ thống tiêu chuẩn quy phạm chứ không được lẫn lộn cả hai, sẽ đưa đến những kết quả phi lý. Tránh tình trạng khi thiết kế dùng một tiêu chuẩn này và khi thẩm định dùng một tiêu chuẩn khác, cũng như không thể dùng tiêu chuẩn của Việt Nam để kiểm tra và thẩm định các công trình đã được thiết kế theo các tiêu chuẩn và quy phạm của các nước khác.
Trong quá trình hội nhập, Nhà nước ta cho phép các kỹ sư lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn của các nước Mỹ, Anh, Châu Âu, Úc... bên cạnh tiêu chuẩn Việt Nam, vì vậy cần sớm phổ biến đào tạo để áp dụng thành thạo các tiêu chuẩn các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Châu Âu trong thiết kế kết cấu, nhất là đối với những công nghệ mới đã và đang ứng dụng vào nước ta. Phải sử dụng các số liệu đầu vào có liên quan đến điều kiện đặc thù Việt Nam được quy định trong các Quy chuẩn xây dựng bắt buộc áp dụng thuộc các lĩnh vực sau: Điều kiện tự nhiên, khí hậu; điều kiện địa chất, thuỷ văn; phân vùng động đất, cấp động đất. Các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài được lựa chọn áp dụng vào các hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam phải là những tiêu chuẩn xây dựng tiên tiến, hiện hành, được chủ đầu tư xem xét lựa chọn và quyết định áp dụng trước khi lập hồ sơ thiết kế cơ sở.